123 Sức Khỏe - Trang Tin Cập Nhật
  • Home
  • Gia Đình
    • Bà bầu
    • Trẻ sơ sinh
    • Tuổi dậy thì
  • Giới tính
    • Nam Giới
    • Nữ Giới
  • Ngon bổ
  • Góc đẹp
  • Sống khỏe
  • Xã hội
No Result
View All Result
  • Home
  • Gia Đình
    • Bà bầu
    • Trẻ sơ sinh
    • Tuổi dậy thì
  • Giới tính
    • Nam Giới
    • Nữ Giới
  • Ngon bổ
  • Góc đẹp
  • Sống khỏe
  • Xã hội
No Result
View All Result
123 Sức Khỏe - Trang Tin Cập Nhật
No Result
View All Result
Home Gia Đình Bà bầu

Cẩm nang chăm sóc thai phụ trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19

Đỗ Minh Hội by Đỗ Minh Hội
27/01/2021
in Bà bầu, Nữ Giới, Sống khỏe
0
Cẩm nang chăm sóc thai phụ trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19
0
SHARES
3
VIEWS
Share on FacebookShare on Twitter

Dịch bệnh COVID-19 đang diễn biến hết sức phức tạp và chưa có dấu hiệu dừng lại, ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt hàng ngày của mọi người. Cổng TTĐT TP xin giới thiệu một số cẩm nang cần thiết để chăm sóc sức khỏe thai phụ trong mùa dịch.

Về chế độ dinh dưỡng và rèn luyện thể lực

RELATED POSTS

Tế bào gốc

R2 nuskin là một sản phẩm chức năng

Phụ nữ có thai có thể lây bệnh như những người khác nếu tiếp xúc với mầm bệnh, do vậy hạn chế ra khỏi nhà là cách phòng bệnh tốt nhất. Bạn chỉ ra khỏi nhà nếu thật cần thiết và cần áp dụng các biện pháp phòng hộ cá nhân như đeo khẩu trang, giữ khoảng cách tối thiểu 2m với những người xung quanh, hạn chế chạm tay vào các vật có nhiều người tiếp xúc như nút bấm thang máy, tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, dụng cụ tập thể dục, thể thao nơi công cộng, ghế ngồi, thiết bị vệ sinh công cộng, cây ATM, vé gửi xe…

Ngoài việc bổ sung đầy đủ, cân đối các dưỡng chất, cần thiết cho phụ nữ có thai, bạn cần đặc biệt lưu ý bổ sung vitamin D, một loại vitamin cần thiết cho chuyển hoá canxi, phát triển hệ xương của thai nhi. Bình thường cơ thể có thể tự tổng hợp vitamin dưới ánh nắng mặt trời, tuy nhiên trong điều kiện hạn chế ra ngoài trời trong mùa dịch, việc bổ sung lượng vitamin D bị thiếu hụt là rất cần thiết.

Vệ sinh sạch sẽ nhà ở và nơi làm việc

Cần mở các cửa sổ để lưu thông không khí trong nhà. Các chuyên gia khuyến cáo chỉ số lưu thông không khí ACH cần đạt tối thiểu ở mức 12, tức là khối lượng không khí lưu thông trong 1 giờ phải đạt tối thiểu 12 lần dung tích phòng. Mở cửa sổ còn giúp phòng nhiều ánh sáng có tác dụng sát khuẩn và tăng cường tổng hợp vitamin D cho cơ thể. Nếu không mở rộng cửa sổ vì lý do thời tiết, bạn có thể sử dụng các loại quạt thông gió nhằm tăng cường lưu thông không khí trong nhà.

Đặc trưng của virus SARS-CoV-2 là lây nhiễm qua giọt bắn của người nhiễm bệnh, qua hắt hơi, ho, nói. Giọt bắn có chứa vi rút tồn tại trên các bề mặt như bàn ghế, đồ dùng với thời gian khá lâu, đặc biệt là trên các đồ vật bằng kim loại như tay nắm cửa, vòi nước…  Do vậy, việc thường xuyên vệ sinh nơi ở bằng cách lau sàn nhà, tay nắm cửa và bề mặt các đồ vật trong nhà bằng hoá chất diệt khuẩn là điều quan trọng. Ngoài các hoá chất thông thường có chứa xà phòng như nước lau nhà, nước rửa kính, bạn cũng có thể dùng thêm các dung dịch sát khuẩn có chứa ít nhất 60% cồn. Chỉ nên dùng hoá chất có chứa clo (VIM, GIFT, nước Javen, Cloramin B, Caxi Hipoclorit…) để tẩy rửa bồn cầu (bệ xí) và phải xả thật kỹ bằng nước sạch, không nên sử dụng các hoá chất này để làm sạch những đồ vật khác vì có thể gây ảnh hưởng không tốt cho thai nhi.

Khám thai định kỳ

Như trên đã nêu, hạn chế ra ngoài là phương án tối ưu để phòng dịch, tuy nhiên việc đi khám thai định kỳ rất cần thiết. Trong bối cảnh dịch bệnh, bạn chỉ nên khám thai theo lịch hẹn của thấy thuốc, trừ khi có những dấu hiệu bất thường xảy ra. Lưu ý, chỉ siêu âm khi thật cần thiết vì khi siêu âm bạn có thể lây nhiễm vi rút nếu đầu dò siêu âm không được khử khuẩn trước khi siêu âm cho bạn.

Khi đến khám, bạn cần thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng hộ cá nhân như đeo khẩu trang; rửa tay bằng xà phòng hoặc nước sát khuẩn tay ngay sau khi tiếp xúc với các đồ vật như tay nắm cửa, thiết bị vệ sinh, tay vị cầu thang…; tránh đến cơ sở y tế vào giờ cao điểm nhằm đảm bảo khoảng cách tối thiểu 2m với những người xung quanh.

Trong thời gian ở nhà, nếu thấy có những dấu hiệu nguy hiểm như đau bụng, ra máu, ra dịch ở cửa mình, đau đầu, nhìn mờ, buồn nôn hoặc nôn, không thấy cử động thai (thai máy, thai đạp) trong 6 giờ liền hoặc quá ngày dự kiến sinh mà không thấy chuyển dạ…, bạn cần báo ngay cho bác sỹ hoặc đến cơ sở y tế có chức năng chăm sóc thai sản. Khi đi cần áp dụng các biện pháp phòng hộ cá nhân như đã nêu.

Nếu xuất hiện triệu chứng sốt, ho, khó thở, tức ngực cần báo ngay cho cơ sở y tế địa phương để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời. Cần giữ tâm lý bình tĩnh, thoải mái, không hoảng loạn khi có các triệu chứng này, lưu ý rằng có nhiều bệnh cũng gây các triệu chứng tương tự, ví dụ như viêm họng, cúm cũng có thể gây sốt, ho…

Cuối cùng, nếu cần tìm hiểu thông tin, kiến thức về chăm sóc phụ nữ có thai, bạn cần liên hệ với cán bộ y tế hoặc tìm hiểu từ những nguồn thông tin chính thống, không nên tìm hiểu và làm theo những thông tin chưa được kiểm chứng, thiếu cơ sở khoa học lan truyền trên mạng xã hội.

ShareTweetPin
Đỗ Minh Hội

Đỗ Minh Hội

Related Posts

Te-bao-goc-la-gi

Tế bào gốc

by Đỗ Minh Hội
27/01/2022
0

Tế bào gốc là gì? Nhật Bản là một trong những nước tiên phong và phát triển mạnh mẽ công...

Gia-r2-chinh-hang-BAO-nhieu

R2 nuskin là một sản phẩm chức năng

by Đỗ Minh Hội
23/07/2021
0

R2 nuskin là một sản phẩm chức năng hỗ trợ tốt cho sức khỏe con người. Đặc biệt dành cho...

sua-frisolac-gold-300x300

Sữa Công Thức Nào Tốt Nhất Cho Trẻ Sơ Sinh và Trẻ Nhỏ?

by Đỗ Minh Hội
19/05/2021
0

Nếu ai đó hỏi tôi rằng: “Sữa công thức nào tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ?”, thì...

thai-nac-cut-min-1

Sự Hình Thành Của Bé Ở Giai Đoạn 3 Tháng Cuối Thai Kỳ

by Đỗ Minh Hội
08/04/2021
0

Cuối cùng thì bạn cũng sẵn sàng cho 3 tháng cuối của thai kỳ. Vào thời điểm này, bạn có...

ho-van-tim-khi-mang-thai-min-1

Nguy Cơ Của Mẹ Mắc Bệnh Tim Trong Thời Kỳ Thai Nhi

by Đỗ Minh Hội
08/04/2021
0

Trong cơ thể người ta, tim là một bắp cơ rỗng, hoạt động liên tục suốt từ khi được hình...

Next Post
Cảnh giác ngộ độc thuốc sát khuẩn chloramin B

Cảnh giác ngộ độc thuốc sát khuẩn chloramin B

DINH DƯỠNG 3 THÁNG GIỮA THAI KỲ

DINH DƯỠNG 3 THÁNG GIỮA THAI KỲ

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

RECOMMENDED

Te-bao-goc-la-gi

Tế bào gốc

27/01/2022
Gia-r2-chinh-hang-BAO-nhieu

R2 nuskin là một sản phẩm chức năng

23/07/2021
  • 52.1M Fans
  • 110 Followers
  • 650 Followers
  • 23.5k Followers

MOST VIEWED

  • Dấu hiệu mang thai sớm, 17 dấu hiệu có thai sau 1 tuần quan hệ

    Dấu hiệu mang thai sớm, 17 dấu hiệu có thai sau 1 tuần quan hệ

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Bà bầu nên sử dụng loại ngũ cốc nào tốt cho sức khỏe?

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • 12 tư thế quan hệ khi mang thai an toàn được mẹ bầu thích nhất

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Tìm Hiểu Sữa công thức nào tốt cho trẻ sơ sinh

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Mẹ ăn gì để nhiều sữa cho con bú

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
Facebook
Twitter
Youtube
Tumblr
Pinterest

TẤT CẢ VÌ  SỨC KHỎE

No Result
View All Result
  • Home
  • Gia Đình
    • Bà bầu
    • Trẻ sơ sinh
    • Tuổi dậy thì
  • Giới tính
    • Nam Giới
    • Nữ Giới
  • Ngon bổ
  • Góc đẹp
  • Sống khỏe
  • Xã hội